Quản lý rác thải tại Việt Nam: Hướng dẫn cách phân loại rác cho hộ gia đình
Kể từ 01/01/2022, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 chính thức có hiệu lực, đi kèm với nhiều quy định mới về việc phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt. Trong đó đáng kể đến là việc quy định rằng hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định sẽ bị từ chối thu gom, vận chuyển rác thải, đồng thời có thể bị xử phạt. Theo đó, Evergreen Labs sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại rác tại nhà hiệu quả nhằm tuân thủ quy định đưa ra và sau cùng là để giảm thiểu rác thải ở các bãi chôn lấp, ngăn ngừa ô nhiễm đất, nước và không khí.
Quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Theo báo cáo quốc gia về quản lý chất thải rắn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam tăng 46% trong giai đoạn 10 năm từ 2010 đến 2019, tăng từ 44.400 tấn/ngày vào 2010 lên khoảng 64.658 tấn/ngày vào 2019. Báo cáo cho biết Hà Nội và TP HCM đã sản xuất hơn 12.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày trong năm 2019, chiếm khoảng 33,6% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các khu vực đô thị.
Trong khi đó, năm 2019, tỷ lệ thu gom rác thải rắn sinh hoạt của cả nước ở mức 92%, tức là khoảng 8% tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt không được thu gom và sau đó bị thải ra môi trường. Tình trạng thiếu thốn các cơ sở phân loại rác và không chú trọng đến việc giảm thiểu lượng rác thải hàng ngày vẫn là những khó khăn lớn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Đặc biệt, các sáng kiến tái chế vẫn còn hạn chế, trong khi phương pháp chôn lấp chất thải lại chiếm ưu thế, làm tiêu tốn không gian, gây hại cho môi trường, và còn dẫn đến tình trạng đốt rác lộ thiên. Khi lượng chất thải rắn sinh ra ngày càng gia tăng, các bãi rác lớn ở các thành phố như TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội trở nên quá tải, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Như vậy, bước đầu tiên và quan trọng nhất để giải quyết tình trạng nghiêm trọng này là phân loại rác thải để nó có thể được xử lý đúng cách ngay tại nguồn.
Kể từ 01/01/2022, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực đi kèm với nhiều quy định mới liên quan đến việc phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt. Theo quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật, cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc không sử dụng bao bì đúng quy định, và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Gần đây nhất, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm trong phân loại rác thải sinh hoạt có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng (21,4 USD) đến 1 triệu đồng (42,8 USD). Quy định mới này có hiệu lực vào ngày 25 tháng 8 năm 2022.
Hướng dẫn phân loại rác sinh hoạt
Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường quy định chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Thức ăn thừa; Chất thải rắn sinh hoạt khác. Theo đó, Evergreen Labs sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại chất thải rắn hiệu quả tại nhà nhằm tuân thủ quy định đưa ra và sau cùng là để giảm thiểu rác thải ở các bãi chôn lấp, ngăn ngừa ô nhiễm đất, nước và không khí.
-
Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế
Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy luôn xem xét việc tái sử dụng trước khi tái chế. Trước khi vứt bỏ những món đồ đã qua sử dụng, hãy cân nhắc về khả năng trao thêm cuộc đời thứ hai cho vật dụng đó, chẳng hạn như bán lại chúng cho các cửa hàng thu mua đồ cũ, sử dụng cho các dự án làm đồ dùng bằng tay, hoặc bất kỳ ý tưởng nào khác mà bạn có thể nghĩ đến. Sau khi phân loại rác, bạn có thể bán lại cho lao động thu mua rác thải tại địa phương, gửi đến các trung tâm thu gom rác hoặc mang đến các điểm thu gom, nơi chúng sẽ được đảm bảo mang đi tái chế. Đặc biệt, chúng ta nên hỗ trợ những lao động rác thải phi chính thức bởi chính họ là những người hùng thầm lặng trên chiến tuyến phục hồi tài nguyên và luôn phải “bơi” trong các bãi rác không được phân loại để thu thập tất cả các món hàng có thể giao dịch như bìa cứng, kim loại và chai nhựa. Bên cạnh đó, một giải pháp thay thế khác là gửi rác đến các tổ chức và cá nhân có khả năng biến rác thải của bạn thành sản phẩm mới. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất là bạn phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định mua bất cứ thứ gì, giảm mức tiêu thụ, đặc biệt là các sản phẩm sử dụng một lần.
Để bắt đầu, hãy tách nhóm rác này này thành 4 loại:
(1) Giấy – giấy bỏ đi, báo, tạp chí, biên lai, bìa cứng, hộp đồ uống và bất cứ thứ gì khác làm bằng giấy (khô/không bị nhiễm khuẩn
Tetra Pak, công ty chuyên cung cấp giải pháp đóng gói và chế biến thực phẩm của Thụy Điển, hiện đang thực hiện chương trình thu mua và tái chế các hộp đồ uống bằng giấy đã qua sử dụng. Cho đến nay, ba tổ chức bao gồm Lagom Việt Nam, Giấy Tiến Thành và VECA đã xác nhận tham gia chương trình thu gom rác thải này. Các tổ chức này sẽ thu mua giấy từ những người thu gom phế liệu và bán cho Nhà máy Giấy Đồng Tiến ở Bình Dương. Sau đó, các loại giấy này sẽ được tái chế thành các vật dụng hữu ích như giấy gói công nghiệp, tấm lợp và tấm phẳng sinh thái. Các địa điểm thu gom giấy của chương trình hiện được đặt tại 862 trường học ở Hà Nội và 75 địa điểm công cộng trên khắp cả nước (xem danh sách cụ thể ở bên dưới).
(2) Nhựa – chai lọ, túi nhựa, màng bọc, dụng cụ thức ăn và bất cứ thứ gì khác làm bằng nhựa, có thể bao gồm hộp xốp đựng thực phẩm (không chứa thức ăn thừa)
Bên cạnh việc bán các loại rác nhựa cho lao động thu gom phế liệu và các trung tâm thu mua rác tại địa phương, bạn cũng có thể gửi rác thải đến các điểm thu gom rác tái chế, nơi chúng được đảm bảo sẽ được chuyển đi để làm thành sản phẩm mới. ReForm Plastic là một doanh nghiệp xã hội có trụ sở tại Đà Nẵng, hướng đến giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa bằng cách biến tất cả các loại rác nhựa, đặc biệt là tái chế rác nhựa có giá trị thấp thành các sản phẩm chất lượng cao, bền và có tính ứng dụng cao như đồ nội thất và nhưng sản phẩm xây dựng. Ngoài ra, ReForm Plastic đã lập một số địa điểm thu gom và phân loại rác, thường được gọi là Cơ sở Phục hồi Tài nguyên (MRF). Nguyên liệu không thể mua bán, chủ yếu là nhựa có giá trị thấp hoặc nhựa mồ côi, sẽ được đưa đến các nhà máy ReForm Plastic để được xử lý thành các sản phẩm mới. Hiện có 6 MRF tại thành phố Đà Nẵng và Hội An. ReForm Plastic sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động trên khắp Việt Nam và trên thế giới; hiện nhà máy thứ 9 đang sắp sửa hình thành. Các chương trình thu gom cũng sẽ được đưa vào hoạt động của nhà máy mới khi cần thiết.
(3) Nhôm/kim loại (lon, đồ dùng bằng thép, v.v.)
Tất cả các lon kim loại, được làm bằng nhôm hoặc thép, đều có thể được tái chế vô hạn, chẳng hạn như đồ hộp, lon nước ngọt hay bình xịt. Bởi vì kim loại là tài nguyên thiên nhiên không thể tái sinh, nguồn cung của chúng cũng bị hạn chế, đó là lý do tại sao việc tái chế đồ hộp là rất quan trọng. Hơn nữa, kim loại có thể được tái chế nhiều lần mà bị làm giảm chất lượng. Vậy nên, thay vì bỏ chúng vào thùng rác, bạn có thể bán lon cho những người thu mua phế liệu hoặc mang đến thẳng trung tâm tái chế. Hãy đảm bảo rằng hộp khi mang đi tái chế không chứa bất kỳ chất lỏng hay thức ăn thừa nào còn sót lại.
(4) Các loại khác – đóng gói và phân tách theo các nhóm sau:
Trước tiên, hãy xem xét khả năng tái sử dụng của một số loại rác, chẳng hạn như chai thủy tinh/chậu gốm có thể dùng để trồng cây hoặc các sản phẩm cũ có thể được mang đến để trao đổi mua bán với các cửa hàng bán đồ cũ. Nếu nó bị hư hỏng hoặc bị vỡ, hãy cho chúng vào các túi riêng biệt, dán nhãn trên túi để dễ nhận biết, sau đó mang đến các địa điểm thu gom chất thải thích hợp.
a. Đồ gốm sứ / thủy tinh (chai, lọ, v.v.)
Thủy tinh là nguyên liệu có thể tái sử dụng và tái chế trong một vòng lặp vô tận. Bên cạnh việc bán cho lao động thu gom phế liệu hoặc mang đến trung tâm tái chế, bạn nên liên hệ với bất kỳ chương trình thu gom thủy tinh nào trong cộng đồng của mình. O-I BJC Vietnam Glass Limited, nhà sản xuất hộp đựng thủy tinh hàng đầu tại Việt Nam, đã thiết lập một số chương trình thu gom thủy tinh tại TP.HCM, trong đó bao gồm thành lập các trung tâm thu gom thủy tinh, sự kiện thu gom thủy tinh và dịch vụ thu gom tại nhà. Ước tính đến nay có 14 tấn thủy tinh đã được thu gom kể từ khi chương trình phát động vào tháng 11 – 2020, tương đương với khoảng 80.000 chai, lọ thủy tinh.
b. Điện tử (pin, máy tính, điện thoại, dây điện, cáp, bóng đèn và các mặt hàng điện khác)
Liên Hợp Quốc định nghĩa chất thải điện tử là bất kỳ sản phẩm bị loại bỏ nào có chứa các vật liệu nguy hiểm, độc hại và ăn mòn như thủy ngân, cadmium, lithium và chì, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường. Bạn có thể bán thiết bị cũ hoặc hư hỏng của mình cho những người thu mua đồ điện tử cũ, hoặc mang gửi lại cho điểm bán hàng ban đầu nếu cửa hàng có dịch vụ đó. Tuy nhiên, riêng đối với pin, bạn có thể thu thập để tái chế, các địa điểm thu gom được đề cập bên dưới.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam còn có Vietnam Recycles – là chương trình thu hồi và tái chế rác thải điện tử miễn phí do các nhà sản xuất điện tử khởi xướng. Tất cả các thiết bị điện tử đã qua sử dụng được thu gom thông qua chương trình này sẽ được xử lý an toàn nhằm đạt tỷ lệ thu hồi tài nguyên thiên nhiên tối đa và đảm bảo quy trình xử lý rác thải điện tử chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn của Luật bảo vệ môi trường.
c. Vải/giày/cao su/da (áo phông, túi xách, giày thể thao, găng tay cao su, v.v.)
Hãy cân nhắc việc tái chế trước khi vứt quần áo vào thùng rác bạn nhé. Tùy thuộc vào tình trạng của quần áo, bạn sẽ có một số lựa chọn để tái chế chúng, có thể là quyên góp, bán hoặc nâng cấp tái chế. Quyên góp có thể là cách dễ dàng và hiển nhiên nhất để tái chế quần áo, cho dù là cho bạn bè, gia đình hay cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn. Quần áo cũ cũng có thể được sử dụng lại; ví dụ, một chiếc áo sơ mi hoặc áo len cũ có thể được biến thành vỏ gối, hoặc chăn và ga trải giường cũ có thể được biến thành một chiếc giường xinh cho thú cưng.
-
Thức ăn thừa
Chất thải thực phẩm được phân loại là chất thải ướt. Nó có thể là vỏ trái cây, thức ăn thừa, vỏ rau, thực phẩm nấu chưa chín và cà phê hoặc bột trà, v.v. Chất thải ướt cũng bao gồm chất thải vườn như lá và cành cây. Bạn có thể lắp đặt thùng phuy, thùng chứa hoặc thùng đựng chất thải đó, đặt riêng để chúng phân huỷ và biến thành phân bón hữu cơ. Bạn cũng có thể tận dụng thức ăn thừa làm thức ăn chăn nuôi. Hãy lưu ý rằng chất thải ướt và chất thải khô phải luôn luôn được tách biệt vì chất thải khô nếu bị dính ướt hay ô nhiễm sẽ không thể tái chế.
-
Chất thải rắn sinh hoạt khác
Các loại chất thải rắn sinh hoạt khác là rác không thể tái chế, chẳng hạn như thực phẩm và các vật liệu bẩn/ướt như tã giấy và khăn giấy đã qua sử dụng hay còn gọi là rác thải vệ sinh. Rác thải vệ sinh bao gồm tã người lớn và trẻ em, băng vệ sinh tổng hợp, các vật dụng vệ sinh và khăn ăn bẩn. Khăn trải giường, bộ ga giường, những thứ bị dính máu hoặc dính chất lỏng khác, dính bột trét bẩn cũng được phân loại là rác thải y tế. Chất thải y tế phải được đốt cháy, cho vào lò vi sóng hoặc hấp tiệt trùng để ngăn ngừa lây truyền bệnh tật. Các loại chất thải này phải được đóng gói, dán nhãn và giao cho các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt xử lý đúng quy trình.
Các điểm thu gom rác thải:
Nơi thu gom nhiều loại rác tái chế
TP.HCM:
1) GreenPoints Việt Nam: 214/19 / 6E, Đường Nguyễn Văn Nguyễn, Phường Tân Định, Quận 1
Hà Nội:
1) Green Life – A9, 128C Đại La, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng
Đà Nẵng:
1) Green Đà Nẵng: 129/80 Tiểu La, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu
2) MRF Khuê Mỹ: Đối diện số 39 Mai Thúc Lân, P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn
Hội An:
1) MRF Tân Thành: Đối diện Café Sound of Silence – 40 Nguyễn Phan Vinh, Tân Thành
2) MRF Tân An: Đối diện Sở GD & ĐT TP Hội An – 56 Nguyễn Công Trứ, Tân An
3) MRF Cẩm Châu: Chợ Bà Lê, đường Lê Thánh Tông, Cẩm Châu
4) MRF Cẩm Hà: Trường Mầm non Cẩm Hà, Phố Đoàn Kết, Cẩm Hà
5) MRF Cẩm Nam: 14 Lê Trung Đình, Cẩm Nam
Đối với giấy và hộp đồ uống bằng giấy:
862 trường học và 75 điểm thu phí công cộng trên khắp Việt Nam: Xem tại đây
Đối với pin:
TP.HCM:
1) Ủy ban nhân dân Phường 15, Quận 4 – 132 Tôn Thất Thuyết, Phường 15, Quận 4
2) Ủy ban nhân dân Phường 17, Quận Phú Nhuận – 22 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 17,
Quận Phú Nhuận
3) Ủy ban nhân dân P.2, Q.Bình Thạnh – 14 Phan Bội Châu, P.2, Q.Bình Thạnh
4) Ủy ban nhân dân Phường 9, Quận 3 – 82 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
5) MM Mega Market An Phú Center – Khu B, Khu đô thị mới An Phú – An Khánh, Phường An Phú, Quận 2
6) Công ty Thương mại Hanel – 260A Điện Biên Phủ, P.7, Q.3
7) Trung tâm Bảo hành Canon Lê Bảo Minh – 95B-97-99 Trần Hưng Đạo, Quận 1
8) Công ty BK Solar – 47 Lê Văn Thịnh, Quận 2
9) Siêu thị GO Quận 7 – 99 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phú, Quận 7
Hà Nội:
1) Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân – 45 phố Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy
2) Chi cục Bảo vệ Môi trường – 17 Trung Yên 3 (vị trí cũ là Nhà văn hóa phường Yên Hòa, phố Trung Kính)
3) UBND Phường Quán Thánh – 157 Đội Cấn, Phường Đội Cấn, Quận Ba Đình
4) UBND Phường Thành Công – 9 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình
5) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội – 336 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
6) UBND phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm – 02 Cổ Tân, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm
7) Công ty Thương mại Hanel – Số 2 Chùa Bộc, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa
8) Trung tâm bảo hành Canon Lê Bảo Minh – 130A Giảng Võ, Ba Đình
9) Pin Hà Nội – 14 ngách 6 ngõ 106 đường Hoàng Quốc Việt
Đà Nẵng:
1) Siêu thị GO Đà Nẵng – 257 Hùng Vương, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê
2) The Books – 12 Cao Thắng, Q. Hải Châu
3) Các ô “nhà pin” dọc đường Hoàng Văn Thụ, quận Hải Châu
Đối với thuỷ tinh:
TP.HCM:
Quận 1:
1) ANNAM GOURMET Saigon Centre – Tầng hầm 2, Lô 11/12, Tòa nhà Saigon Centre, 65 Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1
2) ANNAM GOURMET Hai Bà Trưng – 16-18 Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé, Q.1
3) Xanh cà phê và cơm – 55 Nguyễn Khắc Nhu, Quận 1
Quận 2:
1) ANNAM GOURMET An Phú – 41 Thảo Điền, Phường Thảo Điền, Quận 2
2) ANNAM GOURMET Estella Place – 88 Song Hành, Phường An Phú, Quận 2
3) Thảo Điền Eco Wellness – 8C 12, Phường Thảo Điền, Quận 2
Quận 7:
1) ANNAM GOURMET Riverpark Premier – 64-70 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Tân Phong, Quận 7
Quận Bình Thạnh:
1) Café Ngách 160 – 160/29 Bùi Đình Túy, P.12, Q.Bình Thạnh
2) ANNAM GOURMET Saigon Pearl – Opal Tower, Shophouse SH06-07, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh
3) Cửa hàng Liên Kết Xanh – 8 Nguyễn Huy Lượng, 14, Quận Bình Thạnh
Quận Bình Tân:
1) Cafe ngoài trời Vườn Nắng – 144 Đường 1A, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân
Huyện Củ Chi:
1) 3A An Nhơn Tây, Huyện Củ Chi
Tham khảo: