Bao bì thức uống: Lịch sử của bao bì nhựa và giải pháp vì một tương lai không rác thải nhựa
Từ giữa thế kỷ 20, hầu hết các loại đồ uống mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng đều được đóng trong các chai nhựa. Không thể phủ nhận rằng sự tiện dụng của chai nhựa đã giúp chúng ta thay đổi theo nhiều hướng tích cực hơn, và cũng thật khó để tưởng tượng về một tương lai mà các loại đồ uống này không còn được đóng trong chai nhựa như hiện nay. Tuy nhiên, sự tràn ngập của những bao bì nhựa, túi ni lông,… đã khiến chúng ta phải trả một cái giá rất đắt bằng chính thiên nhiên và môi trường của chúng ta. Trong bài viết này, Evergreen Labs sẽ khái quát lại lịch sử của bao bì nhựa trong ngành công nghiệp đồ uống và làm nổi bật giải pháp không rác thải nhựa sẽ – hi vọng rằng – có thể thay thế bao bì nhựa ngay từ hôm nay. .
Lịch sử của bao bì nhựa
Từ hàng ngàn năm trước, nước và các loại đồ uống khác đã được đựng trong các vật dụng khác nhau, từ những vật dụng sơ khai nhất như bầu đựng nước, vỏ trứng đà điểu cho đến những vật dụng phức tạp hơn như bình được làm từ đất sét, giấy, thủy tinh và kim loại. Chỉ hơn trong một thập kỷ gần đây, việc đóng chai đồ uống trở nên phổ biến, đồ uống được đóng trong chai thủy tinh và sau đó là lon bằng thép và nhôm. Mặc dù những vật dụng này thân thiện với môi trường, nhưng chúng cũng có nhiều nhược điểm nhất định. Ví dụ như thủy tinh rất dễ vỡ và có trọng lượng nặng, còn kim loại thì dễ bị móp méo hoặc có kinh phí sản xuất cao.
Nhựa bắt đầu xuất hiện vào những năm 1900, nhưng chúng chủ yếu được sử dụng cho các mục đích về quân sự. Ngay từ ban đầu, chai nhựa đã cho chúng ta thấy được tiềm năng của nó vì chúng nhẹ hơn so với các loại chai lọ khác. Tuy nhiên, chúng lại không thể đựng được các loại đồ uống có ga, và hóa chất từ nhựa dễ dàng ngấm vào sản phẩm. Mãi cho đến năm 1973, nhà khoa học Nathaniel Wyeth của Du Pont, đã phát minh và đã được cấp bằng sáng chế cho chai PET. Loại chai nhựa mới này đã giải quyết được tất cả những vấn đề mà các vật liệu khác không thể làm được. Chúng nhẹ hơn, bền hơn, an toàn, giá thành rẻ và đồng thời có thể tái chế được. Chai nhựa PET được coi là giải pháp hoàn hảo cho các công ty đồ uống đang cân nhắc mô hình sản xuất tập trung và mở rộng với quy mô toàn cầu vào thời điểm lúc bấy giờ.
Trong vòng 50 năm trở lại đây, thế giới đang phải trải qua cuộc khủng hoảng về rác thải nhựa và chúng ta bắt đầu coi chai nhựa là một lời nguyền thay vì sự tiện lợi may mắn mà chúng đem đến. Điều này xảy ra vì hầu hết các chai nhựa không được tái chế, chủ yếu là do hệ thống thu gom kém. Chúng bị ném trực tiếp ra ngoài môi trường và tồn tại ít nhất trong vòng 400 năm trước khi có thể phân hủy thành vi nhựa (nhựa không bao giờ có thể “biến mất” thật sự). Tuy nhiên, với tất những lợi ích khổng lồ mà nó đem lại cho ngành sản xuất đồ uống, có vẻ như các công ty này sẽ không sớm từ bỏ các sản phẩm bao bì nhựa. Và không chắc rằng, họ sẽ ủng hộ bất kỳ chính sách nào khuyến khích người tiêu dùng tái chế các chai nước đã qua sử dụng trên phạm vi toàn cầu.
Chúng ta dường như đang mất phương hướng khi mà chai nhựa có mặt ở khắp mọi nơi. Sự tràn lan của chúng đã trở thành một vấn đề không có hướng giải quyết, chỉ cho đến khi những kẻ tạo nên sự ô nhiễm cần tự mình thực hiện những thay đổi và tạo nên tác động trong việc thay đổi bao bì đồ uống.
Nhưng muốn thực hiện được việc này chúng ta chỉ có thể dựa vào những tập đoàn lớn? Chúng tôi không nghĩ vậy.
Giải pháp vì một tương lai không rác thải nhựa
Evergreen Labs sẽ không chỉ ra bất kỳ bên nào phải chịu trách nhiệm duy nhất trong cuộc chiến chống lại bao bì nhựa này. Thay vào đó chúng tôi tin tưởng vào việc tạo nên những ảnh hưởng, mang tính thị trường thông qua đó loại bỏ chai nhựa ra khỏi nền kinh tế. Quá trình này không chỉ liên quan đến người tiêu dùng mà nó còn tác động đến các nhà cung cấp tại địa phương và chính phủ cũng như các bên liên quan khác.
Người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ uống. Trong bài viết trước đây của chúng tôi về những phương pháp cốt lõi vì một Việt Nam bền vững, chúng tôi đã nêu ra các nghiên cứu điển hình của các công ty khác nhau, bao gồm các tập đoàn đa quốc gia như Coca-Cola và Nestlé cùng các doanh nghiệp địa phương khác, đang đổi mới để giảm thiểu hoặc loại bỏ bao bì nhựa trong dây chuyền sản xuất của họ. Chúng tôi tin rằng những sự đổi mới này cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Bời vì những hành động này sẽ tác động đến sự thay đổi hành vi và độ của người tiêu dùng đối với chai nhựa nói riêng và rác thải từ nhựa nói chung. Cụ thể là, người tiêu dùng trên thế giới đã có ý thức đối với môi trường hơn, họ sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho các sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường – điều mà chúng ta tưởng sẽ chỉ xảy ra trong tương lai. Do đó, theo giả thuyết nếu tất cả người tiêu dùng qua lưng với các sản phẩm sử dụng bao bì nhựa, thì các nhà sản xuất đồ uống sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm các vật liệu khác thay thế cho chai nhựa.
Tuy nhiên, gánh nặng của các nhà sản xuất đồ uống vừa và nhỏ có mong muốn thay đổi, chuyển sang chai thủy tinh, lon kim loại hoặc bao bì vô trùng, chính là tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh mà vẫn duy trì lợi nhuận trong kinh doanh. Từ kinh nghiệm của chúng tôi với Glassia – cơ sở nước đóng chai thủy tinh đổ đầy và tái sử dụng tại Đà Nẵng, chúng tôi có thể nói rằng đây không phải là một sự thành công theo cách dễ dàng. Lời khuyên chung của chúng tôi trước hết là sản xuất theo mô hình phi tập trung và tiếp cận thị trường ngay tại địa phương. Điều này giúp giảm thiểu lượng khí thải do vận chuyển cũng như đảm bảo giá cả cạnh tranh cho các doanh nghiệp cùng người tiêu dùng.
Điều gì sẽ xảy ra đối với những chai nhựa đã qua sử dụng bị vứt bỏ? Chúng tôi đề xuất rằng đây là lúc chính phủ nên vào cuộc. Các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét khuyến khích việc thu gom chai nhựa, chẳng hạn như thông qua đồ uống chứa tiền luật, đòi hỏi sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất đồ uống, trong đó duy trì nguyên tắc xử phạt những người gây ô nhiễm. Hoặc đầu tư cho các giải pháp hạ nguồn trong việc xử lý rác thải nhựa, bao gồm cả chai nhựa. Các chương trình giáo dục chính quy về chất thải nhựa, bao gồm phân loại và tái chế tại nguồn, cũng cần được khuyến khích và nên được thực hiện tại Việt Nam vào năm 2022. Ngoài ra, đối với các quốc gia có ngành xử lý chất thải phi chính thức như VIệt Nam, chính quyền địa phương cần hỗ trợ các người thu gom rác thải tại các thành phố. Thông qua các chương trình thu gom và hoạt động tái chế, để mang lại cho họ những cơ hội và lợi ích tốt hơn đồng thời khuyến khích hơn nữa công việc tái chế hàng ngày của họ.
Mặc dù bao bì nhựa chỉ tồn tại trong chưa đầy 50 năm trong ngành công nghiệp sản xuất đồ uống, nhưng nó đã có những tác động rất lớn và thậm chí khó có thể vượt qua bằng những hành động riêng lẽ. Tuy nhiên, với các phương pháp thượng nguồn và hạ nguồn phù hợp, cùng sự tham gia của các bên liên quan, và nỗ lực của chính cộng đồng, Evergreen Labs tin rằng chúng ta có thể được giảm thiểu đáng kể vấn đề này và hiện thực hóa một tương lai không rác thải nhựa.